CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY - NGÀY IV TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI
TIN MỪNG: Mt 2,13-18
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 1 Gioan 1,5-2,2
Đây là sứ điệp chúng tôi nhận được bởi Chúa và chúng tôi loan truyền cho các con: Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào.
Sụ sáng là một hình ảnh về Thiền Chúa.
Thường tôi dùng ánh sáng mà không chú ý. Phải cố hiểu rõ ánh sáng là gì: tôi nhìn một nguồn sáng, một ngọn đèn, mặt trời, cửa sổ... Tôi chóa mắt vì nó... Nhắm mắt lại, tôi chìm vào bóng tối. Tôi thử tưởng tượng ra xem một thế giới không ánh sáng là gì. Tôi nhìn tay mình chẳng hạn. Trong bóng đêm, tôi không thấy nó, dầu nó chỉ cách mắt tôi một tấc. Không ánh sáng, mắt thành vô dụng chẳng dùng được gì.
Chúa là ánh sáng". Chính Người tỏ lộ mọi cái còn lại. Không có Người, mọi sự thành tăm tối... Không tồn tại.
Nếu chúng tôi đi trong đường lối tối tăm chúng tôi không thực thi chân lý.
Trong Gioan, chủ đề ánh sáng nối liền với chủ đề Chân lý. Thiên Chúa là “Sự thật”, Thiên Chúa thông suốt. Chân thật , sáng sủa. Trong Người không có sự chênh lệch giữa “điều Người nói”, “điều người tỏ bày... với "điều thực sự nơi Người Trái lại, trong chúng ta thường có sự chênh lệch dối trá: Chúng ta mang một mặt nạ, chúng ta không khám phá ra được chính mặt mình.. "Chúng ta không hành động theo Chân lý ". Chúng ta là kẻ nói dối”.
Sống “theo chân lý” là sống theo Thiên Chúa". Trước hết, đây làđòi hỏi phải trong sáng, thánh thiện chân thật.
Nếu chúng ta đi trong ánh sáng... thì chúng tôi có sự thông hảo với nhau.
Chúng ta không đợi tới giai đoạn cuối. Đúng hơn, chúng ta mong đi trong ánh sáng là thông hảo với Thiên Chúa. Mà Thánh Gioan dẫn ngay đến tình yêu huynh đệ. Sống "trong ánh sáng, chính là sống “thông hảo với nhau” trong sự phục vụ tha nhân, trong sự cởi mở với nhau.
Thông hảo với nhau. Tôi có cho kiểu nói này có được một nội dung cụ thể. Tôi gợi lên những kinh nghiệm về sự “thông hảo" giữa mọi người nhửng lúc thành công nhất về sự truyền đạt chia sẻ, hiệp nhất. Các từ ngữ con người đều quá nghèo nàn để diễn tả thực tại này.
Sự sống Thiên Chúa là một kinh nghiệm khôn tả không ngừng “thông hảo”.
Kế hoạch của Thiên Chúa thực hiện rộng rãi sự "thông hảo” giữa mọi người. Đây là giới luật mới của tình yêu. Chúng ta hãy yêu thương nhau
Và máu Chúa Giêsu rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi. Nếu chúng tôi nói rằng: mình không có tội' thì chúng tôi lừa dối mình. Và trong người chúng tôi không có chân lý. Nếu chúng tôi xưng tội mình ra, thì Người là Đấng trung thành và công chính, sẽ tha cho chúng tôi và rửa sạch chúng tôi khỏi điều gian ác.
Phạm tội , là chống lại Thiên Chúa... là đi trong tối tăm. Trong chúng ta có một góc tối, một phần mà chúng ta muốn che dấu. . Cái nhìn ích kỷ này những lý do mưu lợi không thể nói ra... những ước mơ hèn kém... Những khước từ chia sẻ thông hảo, yêu thương.
Phải làm sáng tỏ tất cả điều đó!
Nếu chúng ta nói mình không có điều đó chúng ta lừa dối, diễn kịch, nói láo.
Những nhận biết mình là những tội nhân là đủ để chúng ta được cứu thoát.
Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đức Kitô, Đấng công chính làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta.
Tạ ơn!
Bài đọc II: Mt 2,13-18.
Với, lễ này, chúng ta liên kết lại với những đoạn Tin mừng về đời thơ ấu. Chúng ta gặp lại những dữ kiện diễn giải của Thánh Matthêu: biến cố trốn lánh sang Ai cập được trình bày trong khung cảnh tư tưởng thần học, khám phá ra trạng huống của Môsê trong Chúa Kitô. Chúa Kitô là “Môsê mới”, Pharaon đãra lệnh giết tất cả trẻ sơ sinh (Xh 1,15-22)
Môsê đã thoát khỏi cuộc mưu hại, bằng cách trốn chạy ra đất ngoài (Xh 2,1-10).
Môsê đã kêu gọi trở về dân mình, cũng bằng những lời mà thiên thần sử dụng để nhắc gọi Thánh Gia (Xh. 4,19).
Có thể những dữ kiện văn chương này làm ta ngạc nhiên .Nhưng chúng rất phổ thông trong toàn bộ Kinh Thánh. Một trạng huống hiện nay, một biến cố mới mẻ, thường gởi tới những trạng huống vàbiến cố xa xưa. Người ta liên kết chúng, để hiểu chúng sâu xa hơn trong Đức tin. Hôm nay chúng ta cũng làm công việc như thế.
Thiên Thần Chúa nói với ông Giuse: "hãy thức dậy, trốn sang Ai Cập"... ông thức dậy lên đường lúc ban đêm…
Một lệnh truyền ngắn gọn, yêu cầu một việc tựa khó khăn nhưng thực thi cấp thời. Không chút nấn ná, Giuse lên đường.
Giữa đêm trường, ông di chuyển, cùng với vợ và con.
Tôi muốn suy gẫm thái độ sẵn sàng lạ lùng trên: Thiên Chúa có thể hành động với Giuse, không một chút khó khăn nào cả... Cũng luôn có những con người như thế; Thiên Chúa chiếm ngự toàn diện tâm hồn họ. Giuse thuộc loại người mang tính chất đó ! Một con người hoàn toàn tỉnh thức, lúc nào cũng chỉ chờ đợi những chỉ dẫn nhỏ bé nhất cho biết đâu là thánh ý Thiên Chúa.
Ong đem Hài nhi và Mẹ Người.
Trong hai chương đầu tiên của Tin Mừng. Matthêu không bao giờ nói khác hơn (Mt. 2,11.13.14.20.21).
Đó là con trẻ được nêu tên trước hết, trước cả người Mẹ có công sinh hạ. Và người ta không khi nào nói đến “Cha Mẹ" hay “gia đình" con trẻ. Giuse chỉ được nhắc đến một chút phớt qua khi liên hệ đến nhóm người đặc biệt này “Giêsu và Maria”, “Con trẻ và Mẹ Người”.
Trong kiểu nói đơn giản trên, bề ngoài như bình thường, lại hàm chứa một tư tưởng thần học hoàn toàn đúng đắn: Con trẻ là trung tâm mọi sự. Chính Người mới đứng đầu... tiếp đến chỉ là Mẹ Người... còn lại, là tất cả. Chúa Cha, người ta chưa nới đến lúc này. Chính Chúa Giêsu gọi tên Người, lúc 12 tuổi, khi cha mẹ sẽ gặp lại Người: trong Đền thờ, tại Giêrusalem. Phải, có một vẻ uy nghi phi thường toát ra từ những trình thuật về thời thơ ấu này . Ngay Mẹ Maria cũng chỉ có địa vị nhờ bé thơ này: đó là Mẹ Người!
Thực vậy: sự yếu đuối của Thiên Chúa lớn lao hơn những tự phụ đáng thương của ta. Con trẻ được đặt trong máng cỏ này, không chỉ chiêm ngắm, mà phải thờ lạy. Đó là Chúa vinh hiển! Đó là Đấng toàn năng.
Hêrôđê nối cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống.
Cuộc giết hại khủng khiếp trên, như việc sát hại mà Pharaon của Ai Cập xưa kia đã quyết đinh, sẽ không thể ngăn cản Thiên Chúa hoàn toàn công cuộc của Người.
Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói: Người ta nghe những tiếng khóc than nức nở đó là tiếng bà Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nửa.
Chìa khóa của biến cố, một lần nữa, thánh sử đã tìm thấy trong Kinh thánh. Vị tiên tri đã chết từ lâu, nhưng những tiếng than van khóc lóc của các bà vẫn còn tiếp tục. Và Thiên Chúa cũng vẫn tiếp tục nhạy cảm trước nỗi khổ đau này. Chúng ta tin như thế, Hôm nay, tôi muốn cầu nguyện cho các bà mẹ đang khóc than.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH:
Việc Ba Vua không trở lại Giê-su-sa-lem đã khiến Hê-rô-đê thịnh nộ, sai lính đi giết các trẻ trai ở Bê-lem và trong toàn vùng ấy từ hai tuổi trở xuống để trừ hậu hoạn, ngôi báu khỏi bị đe dọa.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng này ghi lại câu chuyện sứ thần Chúa đến báo cho Giu-se phải đem Con Trẻ Giê-su và Đức Ma-ri-a trốn sang Ai-cập, và việc Hê-rô-đê sai người đi giết các trẻ em Do Thái ở Bê-lem và vùng phụ cận.
TÌM HIỂU:
13 “… Sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se …”:
- 1,19-20: Báo cho Giu-se hãy nhận lấy Ma-ri-a về nhà làm bạn.
- 2,13: Báo cho Giu-se đem Con Trẻ trốn sang Ai-cập.
- 2,19: Báo cho Giu-se đem Con Trẻ về quê.
Như vập, Giu-se quả là người luôn luôn thực thi ý của Thiên Chúa. Và đó là vai trò làm cha nuôi đối với Đức Giê-su.
14 “Ông Giu-se liền chỗi dậy …”:
Ở đây nói lên tính cách vâng phục, mau mắn, can đảm trước khó khăn và cũng nói lên tinh thần chu toàn bổn phận làm cha nuôi của Đức Giê-su và vai trò làm bạn của Đức Ma-ri-a.
15 “Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đêbăng hà …”:
Câu này muốn gợi lên ý nghĩa:
- Ông Mô-sê đã từng phải bôn ba đào tẩu vì Pha-ra-ô tìm cách tiêu diệt ông (Xh 2,15); Cũng vậy, Hê-rô-đê săn lùng Hài Nhi để giết. Như vậy, thân phận của Mô-sê, người chăn dắt dân riêng của Chúa, là hình bóng thân phận của Chúa Giê-su, chăn dắt đàn chiên của Chúa là Hội Thánh.
- Việc Giu-se đem Hài Nhi luu lại ở Ai-cập, đó chính là sự rút lui nhượng bộ khiêm tốn của Đức Giê-su khi bị bách hại, để chuẩn bị cho sứ vụ cứu thế của Người.
- Câu trích dẫn từ ngôn sứ Ô-sê 11,1 ở đây nhằm mục đích giải thích ý ngĩa của sự việc Hài Nhi trốn sang Ai-cập : Hài Nhi Giê-su chính là Ít-ra-en bé bỏng, Người đích thân đón nhận lấy ơn gọi và thân phận của cả dân được Chúa chọn; trước khi chịu chết để cứu chuộc nhân loại, Chúa đã phải chạy trốn.
16 “… Hê-rô-đê … đùng đùng nổi giận … “:
Bản tính tàn nhẫn của Hê-rô-đê ở đây liên tưởng đến cuộc sát hại dai dẳng do Pha-ra-ô tiến hành (Xh 1,2), và như vậy cũng làm rõ thêm sự giống nhau giữa Mô-sê và Đức Giê-su.
17-18 “Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a …”:
Ra-khen, bà tổ của các chi tộc phía bắc Ít-ra-en, than khóc vì nhớ đến con cháu bị quân At-si-ri đem đi lưu đày.
Qua Ra-khen, chính là Ít-ra-en đang than khóc vì mất mát con cái : Hài Nhi Giê-su. Trích lại câu này để làm nổi bật tính qủi quyệt, đa nghi và độc ác của Hê-rô-đê, và đồng thời cũng nói lên các trẻ em Do Thái ở Bê-lem và vùng phụ cận đã thay thế Hài Nhi Giê-su mà hy sinh tính mạng, loan báo cho các chứng nhân anh hùng đã vì Chúa mà đổ máu sau này trong Hội Thánh.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Hài Nhi Giê-su:
- Ngay sau khi sinh ra chào đời, Đức Giê-su đã bị bách hại; cũng vậy, thân phận ki-tô hữu sinh ra ở trần gian luôn luôn gặp bách hại. Nhưng nếu Đức Giê-su được Chúa Cha bảo vệ giữ gìn qua vai trò làm cha nuôi của thánh Giu-se, thì người ki-tô hữu cũng được Thiên Chúa là Cha chăm sóc, giữ gìn qua Hội Thánh ở trần gian. Tin như vậy, chúng ta phải gắn bó với Hội Thánh để vượt thắng mọi bách hại.
- Hài Nhi Giê-su trốn sang Ai-cập: Việc chạy trốn này không phải là nhút nhát, sợ hãi; nhưng là để tránh cớ vấp phạm cho kẻ bách hại và đồng thời để bảo toàn sứ vụ cứu thế của Người. Cũng vậy, người ki-tô hữu khi tráng né những bách hại là để, một đàng nêu cao tinh thần khiêm nhu, hiền hòa nên giống Chúa, đàng khác để bảo toàn phần rỗi của mình.
- Hài Nhi được đem trở về quê sau khi Hê-rô-đê qua đời: Người ki-tô hữu đang sống ở trần gian như là chốn lưu đày vì đầy dẫy những sự dữ đe dọa phần rỗi, nên khao khát được trở về quê thật là Nước Trời.
2. Nhìn vào các trẻ em Do Thái bị bách hại:
- Noi gương các em bằng cách năng dâng những hy sinh nhỏ nhặt hàng ngày vì danh Chúa để cộng tác vào cái chết của Chúa trên thánh giá, để đền tội.
- Noi gương các em bằng cách biến những cái tầm thường, những công việc vô danh ở đời vì danh Chúa để làm chứng nhân cho Chúa.
- Hội Thánh mừng các thánh Anh Hài là để tôn vinh các ngài, và qua các ngài là để đề cao những giá trị của những việc nhỏ mọn làm vì danh Chúa.
3. Nhìn vào thánh Giu-se:
- Biết mau mắn vâng lời Chúa: qua tiếng lương tâm soi sáng, và qua tha nhân nhắn bảo những điều lành, tránh những điều dữ.
- Biết chu toàn bổn phận cách đầy đủ, trọn vẹn với lòng nhiệt thành mau mắn.
4. Nhìn vào Hê-rô-đê:
- Vì tính ghen tương, ham địa vị nên sinh ra độc ác giết hại con trẻ.
Rút kinh nghiệm: hãm dẹp tính ghen tỵ, đố kỵ, cạnh tranh để tránh sự hận thù ghen ghét tha nhân; và từ bỏ thói ham danh, hám lợi lộc để đề phòng tính cạnh tranh, kèn cựa, độc ác gây chia rẽ, làm đổ vỡ tình liên đới và đời sống chung.
- Đừng vì ghen ghét người này mà làm thiệt hại người kia; tránh thói võ đoán khiến đổ vỡ việc chung và gây ra hiềm khích với người khác.